Dạng khác Sinh vật huyền thoại Trung Hoa

Các sinh vật có ngoại hình tổng thể của một con bò sát (rắn, rùa, thằn lằn, cá sấu) có vảy, các đặc điểm phụ có thể là từ các sinh vật khác:

Rồng kiểu Trung Hoa trên một ngôi chùa ở Trung Quốc, có đầu và mõm khá dài, mũi nhỏ so với Rồng Việt.Ứng Long (應龍) trong Sơn Hải KinhTượng Long quy (龙龟) ở Bắc Kinh
  • Rồng Trung Hoa (龍/龙/long) là một loài sinh vật truyền thuyết của Trung Hoa, nó có hình dài như rắn, thân có vảy như vảy cá, có đầu như đầu sư tử, bốn chân có móng vuốt. Rồng có thể bay được, có thể phun nước tạo mưa. Trong thuật ngữ âm dương thì rồng là dương còn phượng hoàng là âm. Rồng là loài có khả năng tạo gió bão. Đây là một trong 12 con giáp. Rồng đại diện cho sức mạnh, quyền lực và sự may mắn. Rồng là biểu tượng của các hoàng đế Trung Hoa, với chữ long được ghép với các danh từ chỉ vua Trung Hoa (long thể, long bào, long sàn, long nhan, long não). Trong tiếng Trung, rồng được dùng để chỉ những người tài hoa kiệt xuất.
  • Thanh Long (青龙) là thánh thú chưởng quản phương Đông. Trong Sơn Hải Kinh, rồng đều là vật dùng để cưỡi, trong thần linh bốn phương, “Phương Nam Chúc Dung, thân thú mặt người, cưỡi hai rồng”, “Phương Tây Nhục Thu, tai trái có rắn, cưỡi hai rồng”, “Phương Đông có Câu Mang, thân chim mặt người, cưỡi hai rồng”, “Phương Bắc Ngu Cương, thân đen có tay chân, cưỡi hai rồng”. Thanh Long là đại diện cho bảy chòm sao phương Đông: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ tạo thành giống như một con rồng: chòm sao Giác là sừng rồng, chòm sao Cang là cổ rồng, chòm sao Đê là thân rồng, đến chòm sao là vị trí phần cổ rồng, chòm sao Phòng là vai rồng, chòm sao Tâm là tim rồng, chòm sao Vĩ là đuôi rồng, chòm sao Cơ chính là điểm cuối cùng của đuôi rồng.
  • Ứng Long (應龍) là một nhân vật truyền thuyết trong thời kì chiến tranh giữa Xi VưuHoàng Đế. Tương truyền, Ứng Long đã đưa quân ra ứng cứu cho Hoàng Đế trong khi Xi Vưu đang tấn công quân của Hoàng Đế. Sau khi giải nguy cho Hoàng Đế, Ứng Long trở thành trung thần luôn bên cạnh của Hoàng Đế, được người sủng ái và tin tưởng. Ứng Long đã góp công lớn trong việc chiêu mộ 2 cánh tay đắc lực cho Hoàng Đế trong cuộc chiến đấu bảo vệ bộ lạc Hoa Hạ trước nguy cơ bị Xi Vưu tiêu diệt.
Chúc Âm (烛阴) trong Sơn Hải Kinh
  • Chúc Long (烛龙) hay còn gọi là Chúc Âm (烛阴) hay Chúc Cửu Âm (烛九阴) có hình tượng mặt người thân rắn, màu đỏ thẫm, thân cao ngàn dặm, mở mắt ra là ban ngày, nhắm mắt lại thì là ban đêm, hít vào là mùa đông, thở ra là mùa hè, có thể hô mưa gọi gió, không ăn uống, không ngủ cũng không nghỉ ngơi, là một trong thần Sáng Thế Trung Quốc thượng cổ (Thiên Ngô, Tất Phương, Cư Bỉ, Thụ Hợi, Chúc Âm, Nữ Oa). Cư trú trên núi Chương Vĩ phía bắc sông Xích bên ngoài biển tây bắc. Được ghi chép ở Hải Ngoại Bắc Kinh và Đại Hoang Bắc Kinh trong Sơn Hải Kinh. Một học giả Trung Quốc tuyên bố rằng Chúc long, một sinh vật thần thoại được đề cập trong Đại hoang bắc kinh, là biểu tượng của cực quang.[24] Chúc long (theo Sơn hải kinh) "màu đỏ, mặt người thân rắn dài hàng ngàn dặm". Ông tin rằng mô tả này phù hợp với đặc điểm của cực quang.
  • Giao Long (蛟龍) hay còn gọi là Thuồng luồng là tên gọi trong dân gian để chỉ một loài thủy quái dữ tợn, có sức mạnh, sống ở dưới nước, thân mình dài, có chân và vảy, có kích cỡ khổng lồ. Sách Hoài Nam Tử, thiên "Ðạo ứng" chép rằng: "Ðất Kinh có người tên là Thứ Phi, được bảo kiếm ở đất Can Ðội, khi đi về qua sông Giang (Dương Tử), đến giữa sông nổi sóng lớn, có hai con giao long vây lấy thuyền... Thứ Phi nhảy xuống sông đâm giao, chặt được đầu, người trong thuyền đều sống cả." Sách Tiền Hán thư-"Vũ Ðế kỷ" chép rằng, vua Hán Vũ Ðế từ sông Tam Dương đi thuyền ra sông Dương Tử, tự bắn được con giao long ở giữa sông. Căn cứ hình trạng con giao long theo người xưa mô tả đó thì thấy rằng loài giao long sách xưa chép đó chính là loài cá sấu lớn đời xưa có rất nhiều ở sông Dương Tử mà hiện nay cũng vẫn còn tồn tại là cá sấu Dương Tử.[25].
  • Long vương (龍王) hay Tứ hải Long Vương (四海龍王) là các vị thần có dạng đầu rồng, mình người, cai quản bốn đại dương rộng lớn theo Thần thoại Trung Hoa và sống trong Long cung. Cổ nhân cho Tứ hải long vương bao gồm:Đông Hải Long vương-Ngao Quảng; Tây Hải Long vương-Ngao Nhuận, Nam Hải Long vương-Ngao Khâm, Bắc Hải Long vương-Ngao Thuận. Ngoài ra còn có Ngũ Phương Long Vương, Chư Thiên Long Vương, Giang Hà Long Vương.
  • Bạch xà (白蛇) hay còn gọi là Thanh Xà-Bạch Xà (白蛇传说) là sinh vật được nhắc đến trong Bạch Xà truyện (白蛇傳) miêu tả câu chuyện tình yêu giữa một Bạch xà tinh tu luyện thành người (Bạch Nương Tử) và một chàng trai ở trần gian (Hứa Tiên). Truyền thuyết Bạch Xà truyện có liên quan đến Ấn Độ giáo. Chuyện sáng thế trong Ấn Độ giáo cũng bắt đầu từ hai con rắn lớn (Naga) khuấy động sữa biển. Ở Đông Nam Á cũng có các câu chuyện tương tự như Bạch Xà truyện, ví dụ như Chu Đạt Quan ở thời Nguyên trong tác phẩm Chân Lạp phong thổ ký có ghi chép chuyện quốc vương Chân Lạp có một "thiên cung", đêm đêm lên tòa tháp vàng ở thiên cung giao hợp cùng nữ nhân do xà tinh hóa thành[26], là nguyên mẫu của chuyện người và rắn giao cấu với nhau.
  • Huyền Vũ (玄武) là con rùa đầu rắn trong Tứ Thánh thú, chưởng quản phương Bắc. “Huyền Vũ” tức con rùa, trên Lễ Ký-Khúc Lễ Ký viết: “Ngôi thứ, Chu Điểu trước Huyền Vũ sau”. Trong Sở Từ phần Viễn Du Hồng Hưng Tổ có bổ chú: “Huyền Vũ, gọi là Quy Xà. Ở phương bắc, do đó gọi Huyền. Thân có vảy giáp, do đó gọi Vũ”. Trong quyển 10 Văn Tuyển, Tư Huyền Phú của Trương Hành cũng nói: “Huyền Vũ trú trong mai, Đằng Xà tự uốn lượn.” Hậu Hán Thư-Vương Lương Truyện viết: “Huyền Vũ, tên của Thủy Thần.” Huyền Vũ sớm nhất chính là rùa đen. Sau này, hàm nghĩa của Huyền Minh không ngừng mở rộng, rùa sinh sống ở giang hà hồ hải, thế là Huyền Minh liền trở thành Thủy Thần tượng trưng cho Thủy.
  • Long quy (龙龟) hay còn gọi là rùa đầu rồng là một sinh vật truyền thuyết Trung Quốc kết hợp hay trong bốn tứ tượng của thần thoại Trung Quốc: sinh vật này có thân là con rùa với đầu là con rồng được xem là một vật trang trí có ý nghĩa về mặt phong thủy[27], tượng trưng cho lòng can đảm, quyết tâm, khả năng sinh sản, tuổi thọ, sức mạnh, thành công và hỗ trợ. Các chạm khắc trang trí hoặc tượng nhỏ của sinh vật theo truyền thống được đặt đối diện với cửa sổ.
  • Bí Hí là con trưởng của Rồng, có hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá, được gọi là "con rùa đội bia" (rùa đá). Một số người nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài Rùa, thật ra đó là Bí Hí vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến sĩ.
Tượng Thiềm Thừ (cóc ba chân) ngậm kim tiền
  • Kim Thiềm (金蟾) hay còn gọi là Thiềm Thừ (蟾蜍) hay còn gọi là cóc vàng ba chân là một linh vật được ưa chuộng sử dụng để cầu tài lộc trong phong thủy của Trung Hoa và Việt Nam. Người Trung Quốc gọi đây là Cóc tài lộc hay Cóc ba chân, là một trong những vật phẩm phong thủy chiêu tài tốt nhất mang lại điềm lành về tài lộc cho gia chủ, là vật phẩm phong thủy đứng thứ hai, sau Tỳ hưu, được cho là mang lại điềm lành về tài lộc[28]cóc được cho là biểu tượng linh thiêng trong phong thủy về tài lộc và yên lành.
  • Thận (蜃) là một loài hải quái trong thần thoại Trung Quốc, có ngoại hình trông như một con hàu khổng lồ (cũng có thuyết nói là ngao mật, thủy long). Có thể phun ra sương khói, hình thành ảo tượng lâu đài, hiện tượng này được gọi là "hải thị thận lâu".[29] Thận cũng được cho là một loài linh thú.[30] Trong thư tịch cổ của Trung Quốc "Hối uyển" ghi lại, lúc giao mùa xuân - , trong biển nổi sương hình thành lâu đài.[31].
  • Bá Ba Nhi BânBân Ba Nhi Bá (có bản dịch là Bá Ba Nhi BônBôn Ba Nhi Bá) là hai con yêu quái cá trong Tây Du Ký. “Bá” là tên gọi khác của sông, ví dụ như sông Bá Kiều ở Tây An. Tiểu yêu lấy họ Bá ngụ ý về nơi sinh sống của mình, còn “Bôn Ba” chỉ về công việc cả đời làm thuộc hạ cho người khác, tất bật ngược xuôi của hai anh em ngư tinh. Hai tiểu yêu quái này vốn là một đôi cá thành tinh, theo lệnh của Long Vương trông coi tháp, bị Tôn Hành Giả trực tiếp cắt sạch miệng cá[32][33].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sinh vật huyền thoại Trung Hoa http://www.chinanews.com.cn/news/2004year/2004-05-... http://www.chinancient.com/nine-headed-bird/ http://fengshui-doctrine.com/index.php?q=feng-shui... http://www.uexpress.com/tell-me-a-story/2014/7/20/... http://mirlyn.lib.umich.edu/Record/003947324 http://www.gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?676 http://www.nikko-jp.org/perfect/ http://www.runivers.ru/philosophy/chronograph/1548... http://www.pch.scu.edu.tw/blog/post/4/29 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/1409...